Chuyển đến nội dung chính

CÓ MỘT MÙA TẾT GIỮA LÒNG DỊCH…

Tết trong tâm thức của muôn thế hệ người Việt luôn là dịp sum vầy, nồng ấm tình cảm gia đình, là dịp hội ngộ và thăm hỏi đầu năm, để cùng hy vọng cho một năm mới thành công, thịnh vượng. Ấy thế mà tất cả những điều đó bỗng chốc trở nên đảo lộn chỉ vì dịch bệnh Covid-19. Chưa bao giờ Việt Nam lại đón một năm mới trong khung cảnh ảm đạm đến như thế.

Tết xa quê

Tầm 29, 30 Tết mọi năm, đường phố Sài Gòn đã dần trở nên thưa thớt, tiễn dòng người xa xứ vội vàng trở về quê hương. Thế nhưng năm nay, nhiều người lựa chọn ở lại đất Sài thành ăn tết mà không về quê, và lý do của họ đều ít nhiều liên quan đến Covid-19.

Tại một căn nhà nhỏ trong khu lao động nghèo quận 6, chị Thúy, 29 tuổi, chia sẻ vội vàng trong lúc đang đưa võng ru đứa con 14 tháng tuổi của cô. “Năm nay làm ăn thất bát quá nên chẳng dám về quê ăn Tết, lương tháng 13 coi như là con số 0. Năm này vẫn còn việc để làm đã là may mắn hơn nhiều người rồi. Vợ chồng tôi đành để dành tiền mua sữa, mua tã cho con cầm chừng. Còn ở quê chắc Giao thừa, mùng một sẽ gọi video call về cho đỡ nhớ vậy”. Giống như vợ chồng chị Thúy, rất nhiều người cũng lựa chọn ở lại Sài Gòn dịp Tết này vì muốn tiết kiệm tiền bạc, vun vén để dành vì không biết tình hình dịch bệnh bao giờ mới chấm dứt.



Tết xa con cháu

Tâm tình của người con xa xứ là như thế. Còn đối với những người ở quê, cả năm trông ngóng người thân về sum vầy mỗi dịp Tết, Tết năm nay cũng mang bầu khí u buồn và ảm đạm hơn bao giờ hết. Ông Hoàng – 65 tuổi, quê Kiên Giang, bộc bạch: “Cả năm trời mấy đứa tụi nó lên thành phố. Đứa đi làm đứa đi học. Ở nhà chỉ có tôi với bà nhà bệnh liệt giường mấy năm nay. Vợ chồng tui chỉ mong ngóng Tết về được thấy con, thấy cháu. Mà giờ dịch quá tụi nó báo không về, hai vợ chồng năm nay ra vào cái nhà trống huơ trống hoác, cứ rầu rầu tủi tủi làm sao…”

Tết không sum họp

Lại có người năm nay may mắn đủ điều kiện về quê nhưng vẫn lựa chọn ở lại thành phố vì sợ nguy cơ lây nhiễm cho quê nhà vì dòng người di chuyển vào dịp Tết rất đông. Thím An, 35 tuổi, nhà ở quận Bình Thạnh, trải lòng: “Mọi năm vợ chồng con gái tui dưới Bình Dương sẽ tranh thủ lên Sài Gòn thăm tôi mấy ngày Tết. Nhưng ngay trước Tết khu vực Phú Giáo gần nơi vợ chồng con tôi đang sinh sống, làm việc trở thành trung tâm ổ dịch ở Bình Dương. Nên dù không bị yêu cầu hạn chế và cách ly nhưng vợ chồng nó vẫn tự nguyện ở lại không tới thăm tôi vì sợ nguy cơ”. Dẫu biết vợ chồng con gái không thăm là có ý tốt nhưng thím vẫn cảm thấy trống trải, lạnh lẽo mấy ngày Tết. Cả nhà động viên, hứa hẹn với nhau đợi khi tình hình dịch bệnh chuyển biến tốt đẹp hơn sẽ tranh thủ gặp nhau sau Tết, trên tinh thần “muộn còn hơn không”, nhưng cũng chỉ là động viên thế thôi vì chẳng biết đến ngày tháng nào mới được gặp lại.

Tết không Thánh lễ

Không chỉ làm đảo lộn đời sống gia đình, dịch bệnh Covid-19 quay trở lại cận Tết Nguyên Đán cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống đức tin của cộng đoàn Ki-tô hữu. Em Quỳnh – 16 tuổi, đang sinh hoạt trong Thiếu nhi Thánh Thể, kể lể: “Mọi năm con mong ngóng Tết lắm, vì nhà thờ con trang hoàng Tết rất đẹp. Kiến trúc phương Tây giao hoà với không khi thân thương Á Đông làm con cảm thấy hạnh phúc lắm. Riêng thiếu nhi chúng con còn được Cha Sở, Cha Phụ tá và các Sơ lì xì nữa. Tụi con cứ tíu tít tranh nhau rút lộc vui lắm ạ. Nhưng mà năm nay lại chẳng có gì cả. Năm ngoái ít ra còn được ăn ba ngày Tết…”

Chúa Xuân vẫn về

Tuy vậy, các gia đình Công giáo cũng cố gắng để mang Chúa Xuân đến với tổ ấm của mình. Họ cố gắng sắm sửa, trang hoàng bàn thờ đầu năm khang trang nhất có thể, dù có vẻ không bằng năm ngoái do tình hình kinh tế bị ảnh hưởng nhiều. Nhiều gia đình vẫn duy trì thói quen đọc kinh vào đêm Giao Thừa, chúc tuổi Chúa và chúc tuổi nhau, cùng hy vọng vào một năm mới khả quan hơn. Ba ngày Tết, cả gia đình vẫn ăn diện lộng lẫy, mặc áo mới cùng nhau tham dự Thánh lễ trực tuyến. “Miễn là lòng mình luôn mở ra đón Chúa đến, thì trong nhà lúc nào cũng là ngày Tết” – Ông Giang, một giáo dân ở giáo xứ Hoà Hưng (quận 10), cho biết.

Thay lời kết 

Có thể nói, đời sống thường ngày và đời sống đức tin của người giáo dân đều bị ảnh hưởng ít nhiều giữa tình hình dịch bệnh. Nhưng với một lòng trông đợi và tín thác vào Đức Giê-su Ki-tô, mùa xuân năm nay vẫn luôn tràn đầy niềm vui, hy vọng và lạc quan.

 

           

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

THIẾU NHI THÁNH THỂ CỦA TÔI

THIẾU NHI THÁNH THỂ CỦA TÔI “Giúp các em thiếu nhi trở thành những con người kiện toàn và những Ki-tô hữu thánh thiện” – Kim chỉ nam của Thiếu nhi Thánh Thể Việt Nam đã luôn là kim chỉ nam cho hành trình trưởng thành của tôi. Thế là thành Thiếu nhi! Quá trình hơn 21 năm đằng đẵng khoác áo Thiếu nhi của tôi bắt đầu bằng buổi sáng Chúa nhật đẹp trời năm một ngàn chín trăm hồi đó! Tôi với hai mắt tèm nhèm buồn ngủ “bị” má dắt ra nhà thờ Hòa Hưng để đi học Thiếu nhi. Hồi đầu chị trưởng hổng có chịu nhận vì tôi vào giữa năm học, nhưng “khốn thay” thân tôi, má tôi dắt tôi lên trình bày hoàn cảnh với Cha Tuyên Úy xứ đoàn lúc đó là Cha Gioan Maria Vianney Chu Minh Tân, được ngài đưa đến trước mặt chị trưởng và “hùng hồn” tuyên bố: “CON NHẬN EM NÀY NGAY CHO CHA!!!” – Thế là “bị” làm Thiếu nhi, “bị” bắt đeo cái khăn màu hồng hồng, mở đầu cho mỗi sáng Chúa nhật hàng tuần vật vã dậy sớm lên nhà thờ gặp Chúa. Lớn lên cùng Thiếu nhi Thánh Thể Thành thật mà nói đi học Thiếu nhi cũng không “

NÓI CHUYỆN CÔNG VIỆC MÙA COVID

Đại dịch Covid là nỗi ám ảnh khủng khiếp của toàn nhân loại vì những tác động khủng khiếp của nó trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế. Trong nhà ngoài ngõ, câu chuyện việc làm mùa Covid luôn là mối quan tâm hàng đầu của người dân. Du lịch ế ẩm C uối tháng 11/2020, c ô Ánh , một chủ tàu tư nhân tại khu du lịch vịnh Hạ Long, rầu rĩ cho hay: “Mấy tháng nay ngày nào chúng tôi cũng oằn mình chống lỗ, khách thì không có ai nhưng chi phí trả lương cho thuyền trưởng, nhân viên và bảo trì tàu vẫn vậy. Tôi đã cho nghỉ việc bớt và làm việc cầm chừng, nhưng vẫn không ăn thua. Chỉ biết cố gắng cầm cự mong dịch bệnh mau chấm dứt”. Có thể thấy ả nh hưởng đầu tiên và mạnh mẽ nhất là ngành du lịch, khách sạn. Nếu có dịp ghé ngang vịnh Hạ Long trong khoảng một năm trở lại đây, chúng ta sẽ bắt gặp khung cảnh trống vắng, quạnh quẽ của địa điểm du lịch bậc nhất của cả nước. Lác đác bóng người thưa thớt, nhân viên ngồi không, vừa bấm điện thoại vừa trò chuyện, hàng loạt du thuyền lớn nhỏ xếp hàn